Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

1 vai link hay, se fix sau

Link :
http://net.tutsplus.com/tutorials/the-best-way-to-learn-python/
http://ocw.mit.edu/courses/electrical-engineering-and-computer-science/6-00-introduction-to-computer-science-and-programming-fall-2008/
http://minhtd82.wordpress.com/top-10-bai-lab-qu%E1%BA%A3n-tr%E1%BB%8B-m%E1%BA%A1ng/

them 9/3
http://askubuntu.com/questions/100232/how-do-i-change-the-grub-boot-order

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Note Java (1)

Sau những phân vân nên học C/C++, Java hay Python thì cuối cùng mình quyết định lựa chọn Java. Quá trình cài netbean/eclipse thì chả có vấn đề gì cả, tuy nhiên mới học thì nên luyện = Notepad++ và complie = cmd là hay nhất.
Đầu tiên là vào Computer/Properties , chọn tab Advanced rồi click vào Enviroment Variables, sau đó set 1 số biến hệ thống như sau
classpath : %classpath%;.
Path : C:\Program Files\Java\jdk1.7.0\bin
JAVA_HOME : C:\Program Files\Java\jdk1.7.0\

Sau đó bắt đầu code thử 1 đoạn code kinh điển là "Hello World".
Sau đó vào cmd gõ lệnh javac để complie và gõ lệnh java FileName ( lưu ý là ko có đuôi class ).
Nếu gặp lỗi:
Exception in thread "main" java.lang.NoClassDefFoundError: HelloWorldApp
Thì lỗi này nằm ở CLASSPATH, xem lại và fix
Nếu gặp lỗi này java.lang. Class UnsupportedClassVersionError thì check lại version của javac và java bằng 2 lệnh sau
javac -versíon
java -version
Nếu cùng là 1.7.0 thì ok, còn nếu lệch nhau thì phải cài lại bản jre7 ( mình cài bản jre6, dùng jdk1.7.0 nên nó ko thể chạy lệnh java FileName được). Phải mất 15ph hỏi anh google mới ngộ ra được

OK. Giờ thì bắt đầu cuộc chiến thôi nào \m/

P/s : nếu bạn muốn tìm tài liệu về java thì tốt nhất là dùng tutorial của chính Oracle, vừa đơn giản lại dễ hiểu

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

GRUB recuse với Ubuntu LiveCD

Tình hình là muốn tăng dung lượng ổ C cho Windows lên bằng cách resize lại ổ D và merge cái ổ mới với ổ C. Mọi thứ thì chả có vấn đề gì nếu như ko cài dualboot với Ubuntu bản 11.04 ( hay bao nhiêu thì cũng có thể gặp vấn đề này ). Dùng Arconis làm khá nhanh việc resize ổ D, nhưng vấn đề đặt ra là khi reboot thì GRUB bị broken ( hỏng ) , con laptop tự động chạy vào giao diện
grub recuse>
nhưng mà chả gõ được cái lệnh nào trong cái này cả, nên vội vàng dùng unetbootin làm 1 cái USB cho bản ubuntu 12.04 ( bản cũ lồi tùm lum ra , ví dụ như random logout làm mất hết những thứ đang làm ... ). Lúc này thì có 2 giải pháp nghĩ ra :)) :
- GP1 : cài lại luôn ( đằng nào cũng nâng cấp ) và kết quả là mọi thứ OK vì GRUB lúc này đã được tạo lại .
- GP2 : search trên mạng cách config lại file grub.cfg ( nhớ mang máng là có lệnh chroot dùng trong trường hợp như thế này )

Và alê hấp chọn GP1 để làm, sau tầm 30ph thì có bản Ubuntu mới toanh, chạy khá mượt. Tuy vậy trong lúc cài đặt chọn giao diện TV nên khi vào gặp mấy cái thư mục rất chuối như kiểu Desktop --> Màn hình nền nên trong terminal đek dùng Tab được --> gỡ bỏ giao diện TV là okie :D, logout vào thì nó sẽ hiện thông báo là có muốn giữ tên thư mục kiểu cũ ko --> tất nhiên là ko rồi :D

Thứ 2 là sau khi resize thì phải merge, thì lúc này cái Arconis làm ăn rất chậm chạp, analyze ổ C mãi chả xong --> thay thế bằng bản EaseUS Partition Master 9.1.1 Home Edition thì rất nhanh chóng. Sau khi merge xong, reboot thì lại gặp cái vấn đề ở trên. Chọn GP2 để giải quyết cái vấn đề này ( chọn GP1 thì quá chuối + chả học hỏi được gì ). Sau 1 hồi hỏi anh Gúc-gồ thì cũng ra được cách chroot vào phân vùng root của ubuntu đã cài đăt. Sau đây là các bước làm :
- Tạo 1 USB/CD có bản Ubuntu giống với bản Ubuntu đã cài ( tốt nhất là như thế )

- Boot từ USB/CD , chọn Try Ubuntu without installing

- Ấn Ctrl + Alt + T để vào Terminal

- Xác định phân vùng nào có Ubuntu để mount, nếu ko biết thì có thể mount từ /dev/sda1 đến /dev/sdaX nào đó ( nếu ko phải thì umount ngay kẻo rắc rối về sau ), hoặc nếu biết được dung lượng của partition thì có thể check bằng lệnh sau
> sudo fdisk -l
> mount /dev/sdaX /mnt   ( lệnh unmount : umount /dev/sdaX hoặc umount /mnt )

- Tiếp theo là mount hệ thống file ảo sau :
> sudo mount --bind /dev /mnt/dev
> sudo mount --bind /proc /mnt/proc
> sudo mount --bind /sys /mnt/sys

- Để đảm bảo tiện ích ( câu lệnh ) về GRUB có thể hoạt động thì mount tiếp thư mục /usr
> sudo mount --bind /usr /mnt/usr

- Tiếp theo là chroot cho /mnt
> sudo chroot /mnt ( lúc này đã chuyển sang user root )

- Vì có thể ko có file /boot/grub/grub.cfg hoặc file này đã bị broken ( hoặc ko còn chính xác ) thì gõ lệnh sau
> update-grub2 ( có thẻ là update-grub cho các bản U cũ , nhưng bản 12.04 thì dùng Grub2)

- Sau đó là cài đặt lại grub
> grub-install /dev/sda ( chú ý ở đây là cho toàn bộ hard-disk nên ko có các số 0-9 ở sau sda, có thể là sdb hay sdc thì tùy vào trường hợp )

- Kiểm tra lại :
> grub-install --recheck /dev/sda

- Thoát khỏi chroot
> exit

- Tiến hành umount và reboot
> sudo umount /mnt/dev
> sudo umount /mnt/proc
> sudo umount /mnt/sys
> sudo umount /mnt/usr
> sudo umount /mnt/
> sudo reboot

Ok, mọi thứ đã trở lại bình thường , duy chỉ có 1 điều là giao diện boot trở thành màu đen, mất đi màu tím đặc trưng của U, nhưng vấn đề này ko quan trọng lắm, thích thì khôi phục lại dễ dàng.



Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Note Fedora (2)

Hôm nay ghost lại WinXP cho cái máy bàn chạy chậm như rùa. Cứ tưởng sẽ gặp nhiều vấn đề hay ho xảy ra  như là ko vào đc GRUB vì bị trình boot của Win ghi đè (vì PC đang dùng dualboot với cả Fedora ) nhưng ai dè chả có lỗi gì cả. Tuy nhiên gặp 2 vấn đề sau :
- Fedora vẫn vào bt, nhưng khi vào Win thì gặp thông báo: "Device not found .... Press any key to continue" và boot cảm giác hơi chậm
- Trong Windows vẫn có thể truy cập vào phân vùng cài Linux và có thể ghi đè lên đc và phân vùng đó trống không , báo free 99%

Cách giải quyết cho vấn đề 1, còn cái thứ 2 thì vào trong Disk Management rồi remove label của phân vùng đó đi để tránh người khác táy máy copy linh tinh thì vui :D. Sau đây là cách làm:
Gõ các lệnh sau ( nhớ su sang root trước ):
- grub2-set-default "Microsoft Windows XP Professional (on /dev/sda1)"
- grub2-mkconfig -o /boot/grub2/grub.cfg ( bước này là chính, còn cái bước trên chỉ là phụ, có thể làm hoặc ko (?) )

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Cấu hình Dynamic DNS trên CentOS 5.x

Đây là bài viết tiếp theo sau 2 bài DNS và DHCP trước. Vấn đề đặt ra ở đây là khi cấp phát các địa chỉ IP cho client xong thì làm thế nào để DNS cập nhập các bản ghi đó để tiện cho việc quản lý.
Ở bài này không phải cài lại từ đầu mà chỉ cần thay đổi 1 số nhỏ trong các file cấu hình của BIND và DHCP là xong.
1, Tạo key dành cho việc chứng thực giữa DHCP và BIND , tên của nó là rndckey :
- [root@srv2 ~]# rndc-confgen > /var/named/chroot/etc/rndc.key
2, Chỉnh sửa trong file rndc.key trong đường dẫn /var/named/chroot/etc/ : đặt dấu # tại các dòng in đậm, sao cho giống như file mẫu sau
# Start of rndc.conf
key "rndckey" {
     algorithm hmac-md5;
     secret "4zxdQwfZxHkp4puLMnkWCg==";
};
#options {
# default-key "rndckey";
# default-server 127.0.0.1;
# default-port 953;
#}
;
# End of rndc.conf
# Use with the following in named.conf, adjusting the allow list as needed:
# key "rndckey" {
# algorithm hmac-md5;
# secret "4zxdQwfZxHkp4puLMnkWCg==";
# };
#
# controls {
# inet 127.0.0.1 port 953
3, Chỉnh sửa file named.conf trong /var/named/chroot/etc/ : chú ý các dòng in đậm phải thêm vào

include "/etc/rndc.key";
options {
directory "/etc";
forwarders {208.67.222.222;};
};
zone "." {
type hint;
file "/etc/root.db";
};
zone "example.com" {
type master;
file "/var/named/example.com.db";
allow-update { key rndckey; };
};
zone "1.168.192.in-addr.arpa" {
type master;
file "/var/named/1.168.192.db";
allow-update { key rndckey; };
};
4, Chỉnh sửa file dhcpd.conf trong /etc/ : lưu ý sửa cho đúng theo những đoạn đã in đậm

include "/etc/rndc.key";
authoritative;
server-identifier srv2.example.com;
ddns-domainname "example.com";
ddns-rev-domainname "in-addr.arpa";
ddns-updates on;
allow client-updates;

ddns-update-style interim;
DHCPARGS=eth1;
zone example.com. {
primary 192.168.1.2;
key rndckey;
}
zone 1.168.192.in-addr.arpa. {
primary 192.168.1.2;
     key rndckey;
}


subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 {
# --- default gateway
option routers 192.168.1.2;
option subnet-mask 255.255.255.0;
option domain-name "example.com";
option domain-name-servers 192.168.1.2;
option time-offset -18000; # Eastern Standard Time
# option ntp-servers 192.168.1.1;
# option netbios-name-servers 192.168.1.1;
# --- Selects point-to-point node (default is hybrid). Don't change this unless
# -- you understand Netbios very well
# option netbios-node-type 2;
range dynamic-bootp 192.168.1.20 192.168.1.100;
default-lease-time 21600;
max-lease-time 43200;
# we want the nameserver to appear at a fixed address
host ns {
hardware ethernet 00:0C:29:FA:41:88;
fixed-address 192.168.1.50;
}
}
5, Trong thư mục /var/named/chroot/var/named , tạo sẵn 2 file có dạng sau và chmod cho chúng để có thể ghi vào các file :
- [root@srv2 named]# touch 1.168.192.db.jnl       ( bỏ )
- [root@srv2 named]# touch example.com.db.jnl     ( bỏ )
- [root@srv2 named]# chmod 776 example.com.db.jnl 1.168.192.db.jnl   ( bỏ )
- [root@srv2 named]# chmod 666 example.com.db 1.168.192.db
- [root@srv2 named]# chmod 770 /var/named/chroot/var/named/

6, Cấu hình selinux cho phép thực hiện update các bản ghi :
- [root@srv2 /]# setsebool -P named_write_master_zone=1

7, Khởi động lại các dịch vụ :
- [root@srv2 /]# /etc/init.d/named restart
- [root@srv2 /]# /etc/init.d/dhcpd restart

8, Test bằng cách để 1 client nhận địa chỉ IP động từ DHCP, sau đó nslookup chính địa chỉ IP mà máy đó nhận được , nếu có kết quả trả về tức là thành công. Lúc này trong đường dẫn /var/named/chroot/var/named/ sẽ tạo ra 2 file example.com.db.jnl1.168.192.db.jnl ( bắt đầu có client nhận IP từ DHCP thì lúc đó mới tạo ra 2 file trên )


P/S :
- Đã sửa dòng ddns-rev-domainname "1.168.192.in-addr.arpa"; trong file dhcpd.conf thành ddns-rev-domainname "in-addr.arpa"; vì nếu có 1.168.192 ở đầu thì nó sẽ cập nhập vào trong 1.168.192.db thành dòng có dạng
100.1.168.192    PTR   client.example.com.
 làm cho máy client không thể phân giải được địa chỉ. Nếu đúng thì phải là
100                     PTR   client.example.com.
- File 1.168.192.db sẽ trở thành có dạng như sau, file example.com.db cũng tương tự :
$ORIGIN .
$TTL 86400      ; 1 day
1.168.192.in-addr.arpa  IN SOA  example.com. root.example.com. (
                                2007121802 ; serial
                                14400      ; refresh (4 hours)
                                3600       ; retry (1 hour)
                                604800     ; expire (1 week)
                                86400      ; minimum (1 day)
                                )
                        NS      srv2.example.com.
$ORIGIN 1.168.192.in-addr.arpa.
1                       PTR     srv1.example.com.
$TTL 10800      ; 3 hours
100                     PTR     client.example.com.
$TTL 86400      ; 1 day
2                       PTR     srv2.example.com.
3                       PTR     srv3.example.com.

- Gạch bỏ 1 số bước ở trên.
- Làm trên CentOS 5.7 nhanh hơn 5.5 ( ? )


Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Cấu hình DHCP trên CentOS 5.x

Bài này sẽ là bài kế tiếp trong bộ bài viết xây dựng 1 hệ thống dịch vụ mạng chạy trên Linux 1 cách hoàn chỉnh.
Ở bài này, chúng ta sẽ đi xây dựng dịch vụ DHCP dạng step-by-step, còn DHCP là gì thì mọi người tìm hiểu thêm :D. Ở đây chúng ta cài DHCP lên máy chủ srv2 đã cài đặt DNS ( nếu muốn rõ hơn hãy xem lại bài DNS )

1, Cài đặt các gói cần thiết :
- Cho đĩa cài đặt CentOS
- [root@srv2 ~]# mkdir /media/cdrom
- [root@srv2 ~]# mount /dev/cdrom /media/cdrom
- [root@srv2 CentOS]# cd /media/cdrom/CentOS
- [root@srv2 CentOS]# rpm -Uvh dhcp-3.0.5-23.el5_5.2.i386.rpm
- [root@srv2 CentOS]# cd /  ( quay trở lại đường dẫn "/" để chuẩn bị umount )
- [root@srv2 /]# umount /dev/cdrom

2, Cấu hình file dhcpd.conf trong đường dẫn /etc/ :
- [root@srv2 /]# less /etc/dhcpd.conf
- Ở đây ta thấy có dòng ghi 1 file sample của dhcpd.conf, chúng ta copy file đó và ghi đè lên /etc/dhcpd.conf
- [root@srv2 /]# cp /usr/share/doc/dhcp-3.0.5/dhcpd.conf.sample /etc/dhcpd.conf  ( chú ý /dhcp-3.0.5 là phụ thuộc vào gói ta cài đặt, tốt nhất là dùng TAB di chuyển vào , nếu không có thể copy file cấu hình ở dưới )
- [root@srv2 /]# vi /etc/dhcpd.conf
- Chú ý thay đổi tại 1 số chỗ sau
ddns-update-style interim;
ignore client-updates;
DHCPARGS=eth1;        # cấu hình dịch vụ DHCP lắng nghe trên card mạng eth1
subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 {
# --- default gateway
option routers 192.168.1.2;   # cấu hình gateway cho các máy client
option subnet-mask 255.255.255.0;
option domain-name "example.com";
option domain-name-servers 192.168.1.2;
option time-offset -18000; # Eastern Standard Time
# option ntp-servers 192.168.1.1;
# option netbios-name-servers 192.168.1.1;
# --- Selects point-to-point node (default is hybrid). Don't change this unless
# -- you understand Netbios very well
# option netbios-node-type 2;
range dynamic-bootp 192.168.1.20 192.168.1.100;
default-lease-time 21600;
max-lease-time 43200;
# we want the nameserver to appear at a fixed address
# Cấu hình đặt chỗ địa chỉ IP cho 1 số client cụ thể , DHCP reservation
host ns {
hardware ethernet 00:0C:29:FA:41:88;   #địa chỉ MAC của client đó
fixed-address 192.168.1.50;         #địa chỉ IP đặt trước
}
}
3, Khởi động dịch vụ :
- [root@srv2 /]# /etc/init.d/dhcpd start
4, Thiết lập dịch vụ chạy khi Server khởi động :
- [root@srv2 /]# chkconfig --level 2345 dhcpd on
5, Trên máy client chạy XP, chọn chế độ thiết lập nhận IP từ DHCP và chờ. Sau vài giây sẽ nhận được
6, Muốn test DHCP reservation thì thêm 1 dòng tương đương như trên nhưng với địa chỉ MAC của client đó và địa chỉ IP muốn đặt trước
7, Kiểm tra việc cấp địa chỉ IP cho client :
- [root@srv2 /]# tail -f /var/lib/dhcpd/dhcpd.leases


P/S: ở đây tạm thời để gw mặc định là 192.168.1.2 ( địa chỉ của DNS-DHCP server ), sẽ thay đổi khi đến bài cấu hình Router/Firewall bằng iptables trên srv1



Cài đặt BIND đơn giản trên CentOS 5.x

DNS là gì thì có lẽ khỏi nói nữa , hơn nữa đây chỉ là bài viết step-by-step nên ko giải thích cặn kẽ các file phân giải ngược và xuôi. Nếu ai đó đọc thì xin hãy tìm hiểu thêm. Sẽ có bài viết về DNS master-slave


1, Cài đặt các gói cần thiết :
- Cho đĩa cài đặt CentOS
- [root@srv2 ~]# mkdir /media/cdrom
- [root@srv2 ~]# mount /dev/cdrom /media/cdrom
- [root@srv2 CentOS]# cd /media/cdrom/CentOS
- [root@srv2 CentOS]# rpm -Uvh bind-libs-* bind-chroot-* bind-utils-* bind-9.3*
 ( lưu ý có dấu "-" , ở đây dùng -Uvh vì rất có thể trong máy đã có bản cài bind nhưng không đi cùng các gói phụ thuộc dẫn tới không cài đặt được , nên tốt nhất là để Upgrade)
- [root@srv2 CentOS]# cd /  ( quay trở lại đường dẫn "/" để chuẩn bị umount )
- [root@srv2 /]# umount /dev/cdrom

2, Đổi hostname :
- [root@srv2 /]# vi /etc/sysconfig/network
- Thay đổi dòng HOSTNAME=localhost.localdomain thành HOSTNAME=srv2.example.com

3, Lưu ý :
- File cấu hình BIND là named.conf đặt trong đường dẫn /var/named/chroot/etc/
- Các file phân giải địa chỉ như : example.com.db1.168.192.db đặt trong đường dẫn /var/named/chroot/var/named/
 - File chứa địa chỉ 13 root DNS trên thế giới : root.db đặt trong /var/named/chroot/etc/
4, Cấu hình file named.conf :
options {
            directory "/etc";
            forwarders {208.67.222.222;};
            };
zone "." {
            type hint;
            file "/etc/root.db";
            };
zone "example.com" {
            type master;
            file "/var/named/example.com.db";
            };
zone "1.168.192.in-addr.arpa" {
            type master;
            file "/var/named/1.168.192.db";
            };

5, Tạo file phân giải xuôi : example.com.db
$TTL 86400
@        IN      SOA     example.com.  root.example.com. (
                        2007121802         ; serial
                        3H                        ; refresh, seconds
                        15M                     ; retry, seconds
                        1W                       ; expire, seconds
                        1D                        ; minimum, seconds
                        )
                        IN         NS       srv2.example.com
                        IN         MX      10 srv3
            1D       IN         A          192.168.1.2
srv3     1D       IN         A          192.168.1.3
srv2     1D       IN         A          192.168.1.2
srv1     1D       IN         A          192.168.1.1
www   1D       IN         CNAME           srv3
mail     1D       IN         CNAME           srv3
ftp       1D       IN         CNAME           srv3
 Cái dòng này :                         IN         NS       srv2.example.com  để không phải gõ www.example.com
6, Tạo file phân giải ngược : 1.168.192.db
$TTL 86400
@        IN      SOA     example.com.   root.example.com. (
                        2007121801        ; serial
                        4H                       ; refresh
                        1H                       ; retry
                        1W                      ; expire
                        1D                       ; minimum
                        )
@       IN      NS      srv2.example.com.
1         IN      PTR     srv1.example.com.
2         IN      PTR     srv2.example.com.
3         IN      PTR     srv3.example.com.
7, Tạo file root.db :
;       This file holds the information on root name servers needed to
;       initialize cache of Internet domain name servers
;       (e.g. reference this file in the "cache  .  <file>"
;       configuration file of BIND domain name servers).
;
;       This file is made available by InterNIC
;       under anonymous FTP as
;           file                /domain/named.cache
;           on server           FTP.INTERNIC.NET
;       -OR-                    RS.INTERNIC.NET
;
;       last update:    Jun 17, 2010
;       related version of root zone:   2010061700
;
; formerly NS.INTERNIC.NET
;
.                        3600000  IN  NS    A.ROOT-SERVERS.NET.
A.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     198.41.0.4
A.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:503:BA3E::2:30
;
; FORMERLY NS1.ISI.EDU
;
.                        3600000      NS    B.ROOT-SERVERS.NET.
B.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.228.79.201
;
; FORMERLY C.PSI.NET
;
.                        3600000      NS    C.ROOT-SERVERS.NET.
C.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.33.4.12
;
; FORMERLY TERP.UMD.EDU
;
.                        3600000      NS    D.ROOT-SERVERS.NET.
D.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     128.8.10.90
;
; FORMERLY NS.NASA.GOV
;
.                        3600000      NS    E.ROOT-SERVERS.NET.
E.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.203.230.10
;
; FORMERLY NS.ISC.ORG
;
.                        3600000      NS    F.ROOT-SERVERS.NET.
F.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.5.5.241
F.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:500:2F::F
;
; FORMERLY NS.NIC.DDN.MIL
;
.                        3600000      NS    G.ROOT-SERVERS.NET.
G.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.112.36.4
;
; FORMERLY AOS.ARL.ARMY.MIL
;
.                        3600000      NS    H.ROOT-SERVERS.NET.
H.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     128.63.2.53
H.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:500:1::803F:235
;
; FORMERLY NIC.NORDU.NET
;
.                        3600000      NS    I.ROOT-SERVERS.NET.
I.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.36.148.17
I.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:7FE::53
;
; OPERATED BY VERISIGN, INC.
;
.                        3600000      NS    J.ROOT-SERVERS.NET.
J.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     192.58.128.30
J.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:503:C27::2:30
;
; OPERATED BY RIPE NCC
;
.                        3600000      NS    K.ROOT-SERVERS.NET.
K.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     193.0.14.129
K.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:7FD::1
;
; OPERATED BY ICANN
;
.                        3600000      NS    L.ROOT-SERVERS.NET.
L.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     199.7.83.42
L.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:500:3::42
;
; OPERATED BY WIDE
;
.                        3600000      NS    M.ROOT-SERVERS.NET.
M.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      A     202.12.27.33
M.ROOT-SERVERS.NET.      3600000      AAAA  2001:DC3::35
; End of File

8, Khởi động dịch vụ :
- [root@srv2 /]# /etc/init.d/named start
 hoặc
- [root@srv2 /]# service named start
9, Kiểm tra hoạt động trên 1 client chạy XP đã cấu hình địa chỉ DNS server ( ở đây là 192.168.1.2) : gõ lệnh nslookup trong cmd và test
10, Thiết lập dịch vụ chạy khi Server khởi động :
- [root@srv2 /]# chkconfig --level 2345 named on

P/S:
- bổ xung thêm bước số 10
- Chỉnh lại bước cài đặt gói, chỉ ra cụ thể 4 gói cần thiết ( tránh install thừa )
- Trong Centos 5.9 ( mới ra tháng 1/2013 này ), thì 2 gói bind-utilsbind-libs đã cài đặt, khi rpm -Uvh thì nó báo đã cài đặt --> rpm bị stop lại. Cách giải quyết tạm là rpm -e 2 gói đó rồi cài lại

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Note Fedora 17 (1)


Cài đặt gói phần mềm , dùng yum groupinstall :
- yum groupinstall "Office/Productivity" --> LibreOffice
- yum groupinstall "GNOME Desktop Environment"

Chỉnh sửa thứ tự mặc định boot (dùng trong dualboot), ví dụ ở đây là XP:
- less grub.cfg | grep XP --> tìm dòng có ghi về XP , như ở dưới
- grub2-set-default "Microsoft Windows XP Professional (on /dev/sda1)"
- grub2-mkconfig -o /boot/grub2/grub.cfg

Cài đặt Packet Tracer trên Fedora:
- Download tại :
http://www.4shared.com/archive/EIeMzIkI/PacketTracer53_Fedoratar.html
- tar -xzf PacketTracer53_Fedora.tar.gz
- cd PacketTracer53
- ./install

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Đã hoàn thành chứng chỉ MCSA 2003

Vậy là kế hoạch hoàn thành MCSA đến giữa tháng 7 đã theo kế hoạch , dù thực sự lúc thi chỉ ôn theo dump và không còn nhớ nhiều về M$ 2003 nữa nhưng vẫn cảm thấy rất vui vì kết quả trên . Nó chứng tỏ 2 điều :
- Tôi có khả năng hoàn thành công việc theo kế hoạch đặt ra
- Đầu óc không quá trì trệ , rỉ sét .
Giờ là lúc tiến lên phía trước , với chú chim cánh cụt Linux , networking ( 4 cuốn CCNA và cuốn TCP/IP Illustrated ) , 1 ngôn ngữ lập trình rất hay là Python và English ( tuần sau sẽ đến test thử ở iSep để xem cái vốn TA của mình nó còn bao nhiêu )

To live is to FIGHT nowwwwwwwwwwwwwwwww

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

9 thói quen tệ hại cần loại bỏ trong lĩnh vực CNTT

1. Không chịu đọc tài liệu trước khi dùng:

Đây là một trong những thói quen tệ hại nhất nhưng lại thường gặp nhất. Có lẽ thói quen này nảy sinh từ tính thân thiện của "giao diện đồ hình" (GUI) khiến cho người dùng bồi đắp thói quen mò mẫm mà không cần đọc hướng dẫn nhưng cũng sử dụng được máy. Việc này không có gì đáng ngại đối với người dùng (rất) bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo đuổi ngành CNTT một cách nghiêm túc thì hãy bỏ ngay thói quen tai hại này bởi vì đây là rào cản lớn nhất cho sự phát triển. Kiến thức vững chắc không phải... mò mà ra. Tài liệu hướng dẫn không phải vô cớ mà được viết ra.


2. Đọc lướt:

Đây cũng là một thói quen tệ hại và phổ biến không kém. Ngay trên những diễn đàn, với những ý kiến và chỉ dẫn bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn có quá nhiều người chỉ đọc lướt để rồi quay lại tiếp tục thắc mắc. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm bởi vì nó rèn cho trí não thói quen đọc lướt. Việc này dẫn đến chỗ kiến thức thu thập một cách hời hợt, tạm bợ và chắp vá. Nếu những ý kiến bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn không chịu khó đọc kỹ và suy gẫm thì việc tham khảo, tổng hợp các sách tiếng nước ngoài gần như là vô khả thi.


3. Bắt chước mà không suy nghĩ:

Khi bắt đầu làm quen với những thứ trong ngành CNTT, cách dễ nhất là bắt chước làm theo từng bước. Nếu cứ nhắm mắt làm theo nhưng không hề suy nghĩ lý do tại sao mình làm như vậy, không thử đặt câu hỏi những gì xảy ra đằng sau những "bước" ấy thì không chóng thì chày sẽ tạo cho mình một thói quen tai hại: bắt chước không suy nghĩ không tư duy như một cỗ máy. Từ chỗ làm theo từng bước có sẵn mà không suy nghĩ đến chỗ biến thành thói quen thì khả năng nhận định và tư duy sẽ bị thui chột. Chẳng những vậy, thói quen này kiềm hãm sự thẩm thấu kiến thức xuyên qua hàng loạt những câu hỏi. Tự đặt câu hỏi chính là cách buộc trí não mình làm việc và là viên đá đầu tiên để dấn thân vào chỗ phát triển trí tụệ.


4. Sợ khó:

Sợ khó tưởng chừng quá thông thường trên mọi lãnh vực nhưng trong lãnh vực CNTT thì thói quen "sợ khó" là thói quen giết chết ngay bước đầu làm quen và phát triển. Chẳng có ngành nghề thực thụ, đòi hỏi trí tuệ mà lại dễ dàng hết. Thói quen "sợ khó" biểu hiện từ chuyện đơn giản như học ngoại ngữ (để có thể tham khảo thêm tài liệu ngoại ngữ) cho đến chuyện tự mình đối diện với những khó khăn trong khi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Thói quen này lâu dần ăn sâu và dẫn đến chỗ không muốn và không thể giải quyết được điều gì nếu chỉ cảm thấy có trở ngại. Nên tránh xa câu này: vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.


5. Viện cớ:

Quá trình tích lũy kiến thức luôn luôn có những khó khăn và trở ngại. Nếu chính bản thân mình không tự kỷ luật và tự nghiêm khắc thì chẳng còn ai trên đời này kỷ luật và nghiêm khắc giúp mình. Từ chỗ không kỷ luật và không nghiêm khắc, chỉ cần một thời gian rất ngắn có thể dẫn đến sự đổ vỡ, sợ hãi, chán nản và để bào chữa cho sự đổ vỡ thường là những viện cớ. Viện cớ chỉ để ẩn nấp sau cái cớ nhưng sự thật sụp đổ vẫn tồn tại. Tránh xa những câu như "nhà em nghèo", "hoàn cảnh khó khăn", "vì em là newbie" mà nên biết rằng vô số những người khác cũng như mình và thậm chí còn khó khăn hơn mình. Nên nhớ rằng, ngay khi dùng cái cớ để viện thì lúc ấy mình đã chính thức thất bại rồi.


6. "Đi tắt đón đầu":

Trên đời này chẳng có loại tri thức đích thực nào hình thành từ "đi tắt" và "đón đầu" cả. "Mì ăn liền" có cái ngon của nó nhưng chính "mì ăn liền" không thể hình thành một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ. Tri thức đích thực cũng như thức ăn, nó cần điều độ, liều lượng và thời gian để... tiêu hoá. Tư duy và thói quen "đi tắt" luôn luôn dẫn đến những lổ hổng khủng khiếp trong kiến thức. Những lổ hổng ấy xem chừng không nhiều và không quan trọng khi kiến thức còn ít ỏi và nhu cầu công việc còn sơ khai. Tuy nhiên, một khi đối diện với những khó khăn và phức tạp trong công việc và trong đời sống thì những thứ "đi tắt đón đầu" là nguyên nhân sâu xa của những đổ vỡ và thất bại. Hãy nhớ: đừng đi tắt và đừng đón đầu bởi vì chẳng có cái đường tắt nào trong hành trình đi tìm tri thức.


7. "Nghe nói là..."

Cụm "nghe nói là..." là một cụm phổ biến đến độ chóng mặt. Bất cứ một ngành khoa học hay có liên quan đến khoa học không thể dựa trên "nghe nói" mà luôn luôn cần dựa trên các bằng chứng khoa học và những bằng chứng ấy cần chính xác và cụ thể. Chính vì có thói quen "nghe nói" mà đánh rớt những cơ hội tìm tòi và kiểm chứng; những cơ hội quý báu để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Cái gì không rõ thì nên tìm tòi và đừng "nghe nói" mà phải được thấy, được phân tích và được kiểm chứng. Không bỏ được thói quen này thì cách tốt nhất đừng bén mảng gần bất cứ ngành khoa học nào vì chỉ chuốc lấy sự thất bại và lãng phí.


8. Niềm tin và hy vọng:

Trong khoa học, khi nói đến kết quả và sự kiến tạo hoặc thậm chí con đường đi đến sự kiến tạo và kết quả thì hoàn toàn không có chỗ cho "niềm tin" và "hy vọng" một cách mù mờ. Thói quen "restart" lại máy hay "restart" lại chương trình với "hy vọng" nó sẽ khắc phục sự cố đã trở thành thói quen cố hữu. Nếu không có điều kiện thay đổi nào khác thì có "restart" một triệu lần và hy vọng một triệu lần thì kết quả vẫn y hệt nhau. Đừng "tin" và đừng "hy vọng" vào sự thay đổi của kết quả nếu như chính bạn không kiểm soát và thay đổi để tạo thay đổi trong kết quả. Tất cả mọi hoạt động từ lập trình cho đến quản lý hệ thống, quản lý mạng, bảo mật, reverse engineering.... thậm chí đối với người dùng bình thường, khi kết quả không như ý, sự điều chỉnh là điều cần thiết thay vì lặp lại y hệt hành động và chỉ... hy vọng.


9. Không vì trí tuệ mà vì... "đẳng cấp":

Lắm bạn lao vào ngành này không phải là vì trí tuệ, vì kiến thức, vì đóng góp một cái gì đó ích lợi cho xã hội mà là vì... đẳng cấp mơ hồ nào đó. Nếu tiếp tục lao vào và chọn lấy một muc tiêu mơ hồ thì sẽ không bao giờ đi đến đích được. "Đẳng cấp" là một thứ mơ hồ, vô ích và đầy cá nhân tính nhưng khi nó biến thành thói quen và mục tiêu để nhắm tới thì nó chẳng mang lại được gì ngoài sự thất bại ngay từ đầu vì hoàn toàn không có một phương hướng nào cả. Trau dồi kiến thức hoàn toàn khác với việc xoa dịu mặc cảm ("đẳng cấp").                            

Nguồn: https://www.hvaonline.net/hvaonline/posts/list/42715.hva
Người viết : conmale

P/S : đọc bài viết này mới thấy mình đã bị nhiễm 8/9 thói quen này khá nặng , và đang cố gắng để thoát khỏi ra cái vũng lấy này
Có những cái không để ý bao giờ đó chính là Help và tài liệu của chính hãng , trước giờ cứ tìm hiểu 1 vấn đề gì là cuống cuồng lên mạng search ra 1 đống ebook về vấn đề đó nhưng thực sự chỉ đọc rất qua loa , trong khi đó Help và tài liệu chính hãng là những thứ đã được chắt lọc rất kĩ càng để đưa lên.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Mùa hè đến rồi ..........

Thế là kết thúc năm thứ 4 rồi , thi thố thì không đến nỗi quá tệ. Giờ là bắt đầu cho những dự định , tham vọng cá nhân :
- Hoàn thành nốt 2 course còn lại 236 và 680 , lấy được cái chứng chỉ MCSA. Từ khi học Linux thì cảm thấy không muốn quay về với Windows Server nữa. Nhưng chót bỏ tiền mua voucher rồi , thôi thì cố gắng nốt chứng chỉ , biết đâu sau này sẽ có ích. Dự định trong tháng này sẽ thi 236 , và tháng sau là 680.

- Dịch nốt "The Philosophy of System Administration".

- Tìm hiểu 1 cách sâu sắc hơn về HĐH Linux ( đã thích chú chim cánh cụt rồi :D ) , các dịch vụ quan trọng như LAMP , Nginx , các giải pháp mạng sử dụng Linux.

- Ngốn hết 3/4 quyển CCNA , đọc kĩ càng cuốn TCP/IP Illustrated của Stevens.( cái này tuy khó , nhưng ko sao , ko đặt nặng số lượng , ưu tiên cho chất lượng đọc )

- Tìm 1 đề tài hay ho để bắt đầu nghiên cứu , chuẩn bị cho làm đồ án tốt nghiệp năm cuối.

- Lập trình ?? Cái này phải dài hơi , và kèm theo những cái trên thì cái này thật khó để mà đạt được. Thôi thì cố được thì cố vậy.

- Tiếng Anh , làm khóa học TOEIC thôi , rủ thêm thằng bạn học cho khí thế.

Những cái gạch đầu dòng trên toàn là học , vì vậy cái cuối này sẽ là :
- Tập thể dục , tăng cường sức khỏe và cân đối cái body đang phát tướng =))

P/s : vẫn biết nói thì lúc nào cũng hay , làm thì mới là khó nhưng sẽ cố gắng hết sức. Vẫn biết bản tính của mình là đại .... lười , nên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt. Những cái in đậm là những thứ được ưu tiên .

Chúc mọi người có một mùa hè ....................... năng động

- Theo 1 vài ý kiến tham khảo thì Tiếng Anh là rất quan trọng , đối với kĩ sư thì ko chỉ dừng lại ở việc đọc các tài liệu chuyên ngành mà còn có khả năng giao tiếp với các chuyên gia , vì vậy sẽ in đậm dự định học TOEIC


Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

O sole mio

O Sole Mio - Bài hát đẹp về tình yêu con người và cuộc sống

Đang lười , không muốn làm gì cả nên bật nhạc nghe, và tình cờ trong list có bài o sole mio này :D , làm 1 cái entry về bài hát này thôi \m/ ( nguồn từ internet )
Hãy để “Mặt trời” đến bên bạn.
Nếu bạn căng thẳng và mệt mỏi, hãy ngồi xuống ghế. Nhắm mắt lại và tĩnh tâm 1 giây và cất lên tiếng hát “O’ Sole Mio”. Hát bằng hết cả sức lực và hơi thở. Bạn có thể thấy ngay một điều diệu kỳ. Bạn sẽ trở về hiện tại và được thư giãn hoàn toàn.


Đó là ma thuật của một bài hát đẹp. Bài hát giúp người ta thiền tịnh khi lắng nghe. Bài hát giúp bạn xả trược khí trong cơ thể bằng hơi thở một cách trọn vẹn nhất. Và hơn nữa – bài hát đó còn mang tới bạn một thông điệp tươi mát của cuộc sống: “Thế giới này đẹp biết bao khi ta biết ngắm nhìn nhau”.
Đó là “O’ Sole Mio” (tạm dịch: Mặt trời của tôi)

Những ông già gân - Three Ternors :D
“O’ Sole Mio” (Mặt trời của tối) là bài hát viết để tham gia cuộc thi sáng tác (neapolitan) hàng năm của Liên hoan Piedigrotta (bắt đầu từ 1830) tại Naples, Itaty. 
Tháng 4/1898, Eduardo Di Capua ở Odessa, Itaty đã phổ nhạc cho bài thơ của Giovanni Capurro với cảm hứng của mình khi lưu diễn với người cha của mình là một nghệ sĩ vĩ cầm đường phố. Di Capua và Capurro đã bán bản quyền xuất bản bài hát lần đầu tiên cho Bideri với giá 25 lire (đơn vị tiền tệ Italy). Đến năm 2002, tiền bản quyền hàng năm của bài hát ước tính là 250.000 USD. Và bản quyền đang nằm trong tay những người thừa kế của Emanuele Alfredo Mazzucchi – người thứ ba (cùng 17 người khác) tham gia sáng tác bài hát nhưng đã im lặng cho đến khi qua đời (1972) – theo phán quyết của thẩm phán Italy. Bản quyền này sẽ được duy trì đến năm 2042.
Bài hát hát nổi tiếng đã được trình bày trong nhiều năm bởi những giọng ca trứ danh mà trong đó nổi tiếng là Placido Domingo, Jose Carreras (Tây Ban Nha) và ca sĩ người Itaty Luciano Pavarotti. Gần đây nhóm nhạc thiếu niên người Italy – IL Volo đã trình bày “O Sole Mio” trong buổi công bố Top 3 American Idol. Đó là các chàng trai lịch lãm Piero Barone (17), Ignazio Boschetto (16) và GianlucaGinoble (16). Nó cho thấy sức sống mãi sinh tồn của một bài hát đẹp.
Đã có những phiên bản của “O Sole Mio”. Năm 1950, Tony Martin đã có bài “Không có ngày mai” (cùng giai điệu,khác lời). Trong năm 1960, Elvis Presley đã có một hit ”Now Or Never” (khác lời). Ở Việt Nam – Cao Minh cũng đã viết lời mới cho O Sole Mio.

Bài hát của tình yêu cuộc sống và con người
Có một thực tế là cho dù có nhiều phiên bản nhưng chỉ có lời bài hát gốc mới thực sự là đẹp. Một ý niệm trong sáng, hiền hậu và tràn đầy mến thương: “O sole Mio”:  Vẫn còn một mặt trời khác sáng đẹp hơn mặt trời của thiên nhiên, đẹp hơn chính vẻ đẹp lao động của bạn – đó là gương mặt của bạn!
Một tình mến yêu con người như vậy thật hiếm, thật quý. Bạn là mặt trời của tôi – điều đó đến được chỉ khi tôi cảm nhận được đủ đầy những ấm áp từ bạn tỏa chiếu ra. Bạn làm việc và ca hát trong một ngày thật đẹp. Nhưng với tôi, cái đẹp đó cũng vẫn chưa đẹp bằng chính bạn trong tôi.
Chúng ta đi kiếm cho mình một mặt trời khó lắm thay. Có khi mặt trời quá nóng, quá khô khan và khắc nghiệt. Có khi mặt trời lại bị mây che âm u. Khi nào mặt trời tỏa rạng mà ta không cháy khát, chỉ thấy ấm áp, dễ chịu – đó là hạnh phúc tuyệt vời. Để cho đi một mặt trời như thế thật khó. Để được nhận một mặt trời như thế cũng thật khó. Nhưng mà ai lại không ao ước cái cảm giác dễ chịu và an lành ấy?
Hãy dành một buổi sớm lặng mình lắng nghe và cảm nhận mặt trời đang tỏa khắp trong cơ thể, trong trái tim và trí óc. Hãy cất tiếng hát từ sâu thẳm trong lòng mình “ Che bella cosa na jurnata ‘e sole” và cảm nhận những rung động từ âm thanh và lời ca làm khí huyết bừng lên trong từng tế bào. Bạn đang đứng trước mặt trời ở biển. Bạn đang đứng trước khung cửa của người bạn trên con phố nhỏ thân quen. Bạn đang đứng trong tình mến thương. Hãy sống trong giây phút ấy dù chỉ một tích tắc hay mỗi ngày. Bạn sẽ là người hạnh phúc nhất
Ghi chú
  • Có rất nhiều ca sĩ / nhóm nhạc thể hiện bài hát này bằng những bản khác nhau , ví dụ như nhóm IL VOVO - trong American IDOL hay Acapella ở VN. 
  • Có một giọng ca 13 tuổi từng thể hiện rất thành công bài hát này là Robertio Lorreti http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/robertino-loretti-mot-thoi-va-mai-mai
  • Bài hát này là tiếng Napoli cổ , chứ không thực sự là Tiếng Ý . Có 1 lần trong World Cup , người ta đã quên mất đĩa quốc ca của Ý và thay bằng bài hát này
  • Tất cả các bản dịch từ bài hát này đều không thể bằng bản gốc 



Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

The Philosophy of System Administration (1)

TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

Nguồn : 

1. Tự động hóa mọi thứ

Hầu hết những đối tượng mà người quản trị quan tâm ngày càng tăng - gồm người dùng,  hệ thống hoặc cả 2. Trong nhiều trường hợp , tự động hóa là cách duy nhất để theo kịp sự phát triển. Thông thường, những hoạt động mà được thực hiện trên 1 lần sẽ được xem xét để tự động hóa
Dưới đây là những nhiệm vụ được tự động hóa thường thấy :
- Kiểm tra và báo cáo dung lượng trống của ổ đĩa
- Sao lưu ( Backup)
- Thu thập dữ liệu hoạt động của hệ thống
- Quản lý tài khoản người dùng (tạo , xóa .... )
- Những chức năng mang tính chất kinh doanh đặc trưng ( đẩy dữ liệu mới lên Web, báo cáo định kỳ theo tháng , quý hoặc năm , ....)
Danh sách trên vẫn còn tiếp tục; những chức năng tự động hóa chỉ bị giới hạn bởi ý muốn của người quản trị khi viết các script cần thiết. Trong trường hợp này , lười biếng ( và khiến máy tính làm việc nhiều hơn ) lại là điều tốt.
Tự động hóa mang đến thêm cho người dùng lợi ích của việc nhất quán trong dịch vụ.
Note:
Luôn ghi nhớ trong đầu rằng nếu bạn phải thực hiện việc tự động hóa 1 nhiệm vụ,  bạn không phải là người quản trị đầu tiên phải thực hiện việc đó. Đây chính là thế mạnh của phần mềm mã nguồn mở , bạn có thể tận dụng những thứ mà người khác làm để tự động hóa những thủ tục thường tiêu tốn thời gian của mình. Vì thế luôn luôn tìm kiếm trên web trước khi viết những thứ phức tạp hơn 1 đoạn mã Perl nhỏ.

2. Ghi chép lại mọi thứ

Nếu phải lựa chọn giữa việc cài đặt 1 server mới hoặc ghi chép lại việc thực hiện backup, khoảng 1  nửa số người quản trị chọn việc cài đặt server mới. Nếu xảy ra những việc bất thường , bạn phải ghi chép lại những thứ mình làm. Nhiều người quản trị đã bỏ qua việc ghi chép lại vì 1 vài lý do sau:
"Tôi sẽ tìm hiểu vấn đề này sau"
Thật không may , điều này thường không đúng. Kể cả người quản trị đang nghiêm túc , thì bản chất của công việc là những nhiệm vụ hằng ngày thường khá rắc rối để mà "làm việc đó sau". Tệ hơn nữa , càng bỏ qua lâu , người quản trị quên càng nhiều và dẫn đến việc những ghi chép sẽ kém chi tiết (và kém hữu dụng).
"Tại sao lại viết nó ra ? Tôi sẽ nhớ nó"
 Nếu bạn không phải là 1 trong số ít cá nhân có khả năng ghi nhớ hình ảnh , bạn sẽ không nhớ nó. Tệ hơn , bạn chỉ nhớ được 1 nửa và không nhận ra mình đã quên cả câu truyện. Điều này sẽ khiến bạn lãng phí thời gian để nhớ lại những gì đã quên hoặc sửa chữa những sai sót do sự thiếu hiểu biết của mình.
"Nếu tôi giữ nó trong đầu, họ sẽ không sa thải tôi - Tôi có 1 công việc được đảm bảo"
 Khi làm 1 thời gian , điều này chỉ khiến bạn có nguy cơ mất việc cao hơn. Hãy nghĩ đến l lúc nào đó trường hợp khẩn cấp xảy ra. Bạn không có mặt tại đó , những ghi chép của bạn sẽ giúp người khác giải quyết vấn đề trong những ngày bạn vắng mặt. Và đừng bao giờ quên rằng những trường hợp khẩn cấp có xu hướng xảy vào những lúc mà những người quản lý cấp cao chú ý sát sao. Trong nhiều trường hợp , sẽ tốt hơn nếu những ghi chép của bạn là 1 phần của giải pháp chứ không phải sự vắng mặt của bạn là 1 phần của vấn đê.
Thêm vào nữa, nếu bạn là thành viên của 1 tố chức nhỏ nhưng đang phát triển , sẽ có lúc cần thêm những người quản trị khác. Làm thế nào để những người đó học được những thứ bạn đã làm nếu bạn giữ chúng trong đầu. Tệ nhất là không có ghi chép nào khiến bạn là người không thể thiếu , điều đó dẫn đến bạn khó thăng tiến trong sự nghiệp
Hi vọng rằng bạn đã hiểu được những lợi ích của các ghi chép hệ thống. Điều đó mang đến cho chúng ta câu hỏi: Ghi chép lại như thế nào ? Dưới đây là 1 phần danh sách :
Các chính sách
Người ta viết ra những chính sách để định dạng và làm rõ mối liên hệ với cộng động người sử dụng. Người dùng dễ dàng biết các yêu cầu của họ tơi tài nguyên được hỗ trợ hoặc xử lý như thế nào. Bản chất , phong cách và phương thức phổ biến chính sách sẽ có sự khác nhau giữa các tổ chức.
 Các thủ tục
Thủ tục là các bước tuần tự cho 1 hành động để hoàn thành 1 nhiệm vụ nhất định. Các thủ tục được ghi chép bao gồm backup, quản lý tài khoản người dùng, báo cáo sự cố và hơn nữa. Giống với việc tự động hóa , nếu 1 thủ tục được làm nhiều lần , cần phải ghi chép lại.
Các thay đổi
Khối lượng lớn công việc của người quản trị là giải quyết những thay đổi - cấu hình hệ thống để đạt hiệu năng cao, tinh chỉnh script, thay đổi file cấu hình .... Những thay đổi này được ghi chép  lại dưới vài kiểu. Nếu không , sau vài tháng bạn sẽ nhận thấy rằng những thay đổi trước là hoàn toàn sai lầm.
1 vài tổ chức sử dụng những phương pháp phức tạp để đánh dấu các thay đổi, nhưng trong nhiều trường hợp 1 ghi chép thay đổi từ lúc bắt đầu là tất cả những gì cần thiết . Tối thiểu 1 entry ghi chép lại gồm :
  • Tên viết tắt của người tạo ra thay đổi 
  •  Ngày thay đổi 
  •  Lý do thay đổi
Đây là 1 entry ngắn gọn những có ích :
ECB, 12-June-2002, Updated entry for new Accounting printer (to support the replacement printer's ability to print duplex)

3. Tương tác nhiều nhất có thể

Khi giao tiếp với người dùng , bạn không bao giờ có thể giao tiếp được nhiều. Cần biết rằng 1 thay đổi nhỏ trong hệ thống mà bạn nghĩ sẽ không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể có thể hoàn toàn làm xáo trộn sự trợ giúp về mặt quản trị trong nguồn nhân lực
Cách thức mà bạn kết nối với người dùng có thể khác nhau tùy vào từng tổ chức. 1 vài tổ chức sử dụng email; số khác thì sử dụng web nội bộ. Số khác nữa thì sử dụng bảng tin USENET hay IRC. 1 tờ giấy được dính lên các bảng thông báo có thể là đủ ở 1 số tổ chức. Trong trường hợp này , hãy sử dụng bất kì cách nào phù hợp với tổ chức của bạn.
Thông thường, người ta sử dụng cách diễn giải từ trên xuống :
  • Nói với người dùng bạn sẽ làm gì
  • Nói với người dùng bạn đang làm gì
  • Nói với người dùng bạn vừa làm cái gì
 Những cái tiếp theo sẽ đi sâu vào những bước trên

3.1 Nói với người dùng bạn sẽ làm gì

Hãy chắc chắn rằng bạn đã gửi những cảnh báo đầy đủ tới người dùng. Những cảnh bảo cần thiết thực tế phụ thuộc vào loại thay đổi ( nâng cấp HĐH sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn việc thay đổi màu nền màn hình đăng nhập ), cũng tương tự như bản chất cộng đồng người sử dụng ( thay đổi nhiều với người sử dụng có kiến thức chuyên sâu sẽ đơn giản hơn so với những người ít có kiến thức )
1 cách tối thiểu , bạn có thể mô tả những thứ sau

  • Bản chất của việc thay đổi
  • Khi nào nó sẽ xảy ra
  • Tại sao nó xảy ra
  • Thời gian kéo dài
  • Tác dụng ( nếu có ) mà người dùng mong đợi
  • Thông tin liên lạc để họ có thể liên lạc
Dưới đây là những trường hợp trong giả thiết. Phòng Tài Chính gặp vấn đề về việc hoạt động chậm chạp của cơ sở dữ liệu vào 1 số thời điểm. Bạn sẽ tắt server , nâng cấp CPU đời mới , và khởi động lại. Khi điều này được thực hiện , bạn sẽ chuyển database sang dạng lưu trữ RAID. Dưới đây là 1 thông báo cho trường hợp này
Kế hoạch dừng hoạt động của server vào đêm thứ 6
Bắt đầu từ 6 giờ tối ( lúc này là nửa đêm cho các công ty liên kết ở Berlin ) , tất cả các ứng dụng tài chính sẽ dừng hoạt động trong vòng 4 tiếng đồng hồ .
Trong khoảng thời gian này , những thay đổi về phần cứng và phần mềm của server chứa cơ sở dữ liệu của Phòng Tài Chính sẽ được thực hiện. Những thay đổi này sẽ làm giảm đáng kể thời gian cần thiêt để chạy các ứng dụng Accounts Payable, Accounts Receivable , và bảng cân đối tài chính hàng tuần. 
Khác với sự thay đổi trong thời gian chạy, hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy có sự thay đổi nào cả. Tuy nhiên, những người viết các câu truy vấn SQL của riêng của mình cần phải biết rằng cách sắp xếp của một số chỉ số sẽ thay đổi. Đây là tài liệu trên trang web của công ty trong mạng nội bộ, trên trang Tài chính. 
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến, hoặc góp ý, xin vui lòng liên hệ người quản trị hệ thống , mã số mở rộng 4321.
Có vài điểm cần chú ý

  • Giao tiếp hiệu quả bắt đầu và kéo dài trong suốt quá trình xảy ra thay đổi
  • Đảm bảo rằng bạn cung cấp lịch thay đổi phù hợp với mọi người ở bất kì chỗ nào
  • Sử dụng các thuật ngữ mà người dùng hiểu.  Những người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này không quan tâm rằng các mô-đun CPU mới là một đơn vị 2GHz với bộ nhớ cache L2 gấp đôi, hoặc cơ sở dữ liệu đang được sử dụng giải pháp lưu trữ RAID 5. 

< Hết phần 1 >

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012